3 nguyên tắc “vàng” đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng chuẩn xác nhất

Trong khoảng thời gian thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, việc sắp xếp nguyện vọng sao cho tối ưu nhất là điều mà bất cứ thí sinh nào cũng không thể bỏ qua. Hãy cùng theo dõi 3 nguyên tắc tối ưu hóa nguyện vọng dưới đây để có lựa chọn chuẩn xác nhất. 

1. Lưu ý khi đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng

Kể từ năm 2022, thí sinh chỉ có 1 đợt đăng ký nguyện vọng duy nhất (số nguyện vọng, số lần điều chỉnh không giới hạn). Việc đăng ký được thực hiện trực tuyến thông qua Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất).

Nguyện vọng của thí sinh được thể hiện thông qua lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh (thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT) gồm:

- Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất);

- Lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường);

- Lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo (mã ngành);

- Lựa chọn phương thức tuyển sinh (mã phương thức);

- Lựa chọn tổ hợp xét tuyển (mã tổ hợp) đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo bài thi/môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học cấp THPT.

 

 

2. Ba nguyên tắc tối ưu hóa nguyện vọng

 

Nguyên tắc 1: Sắp xếp nguyện vọng theo nguyên tắc "3 ưu tiên"

Khi xét tuyển nguyện vọng đợt 1, hệ thống lọc điểm của Bộ GD&ĐT sẽ xét điểm theo thứ tự từ trên xuống, căn cứ vào điểm chuẩn các trường công bố. Nếu nguyện vọng 1 thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình đăng ký thì các nguyện vọng 2, 3, 4… lúc này sẽ "vô hiệu". Chỉ khi nào nguyện vọng 1 này không trúng thì mới xét tuyển tiếp đến các nguyện vọng sau. Vì vậy, việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng là rất quan trọng. Tránh trường hợp chọn sai ngay từ nguyện vọng 1 khiến thí sinh mất cơ hội trúng tuyển do chọn trường có điểm chuẩn quá cao so với năng lực hoặc trúng tuyển nhưng không ưng ý (do chọn trường có điểm chuẩn thấp để an tâm đỗ, trong khi năng lực và kết quả thi đủ để xét tuyển vào những trường tốt hơn).

 

Bí quyết để giảm bớt tình huống rủi ro này đó là ngay từ khi sắp xếp nguyện vọng, teen cần áp dụng nguyên tắc 3 ưu tiên. Cụ thể là: Ưu tiên ngành học thích nhất, ưu tiên trường đại học phù hợp năng lực nhất và ưu tiên xét điểm tổ hợp môn có điểm thi cao nhất. Việc chọn ngành học chính xác vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp thí sinh đủ kiên nhẫn và yêu thích để hoàn thành quá trình bốn năm đại học và lộ trình nghề nghiệp sau này. Chọn ngành trùng với thế mạnh bản thân bạn sẽ dễ dàng nắm bắt kiến thức. Chọn trúng ngành học yêu thích sẽ tăng thêm niềm vui, sự hứng khởi trong quá trình học tập.

 

Nguyên tắc 2: Rải nguyện vọng cách đều điểm mục tiêu và Phải có ít nhất 1 nguyện vọng "cứu cánh"

Theo các chuyên gia hướng nghiệp và tuyển sinh, thời gian gian qua có nhiều bạn đăng ký nguyện vọng rất bất hợp lý, có khi khoảng cách điểm giữa NV1 và NV2 lên tới 3 điểm (VD: NV1 là 1 ngành năm ngoái lấy 24, NV2 là 1 ngành năm ngoái lấy 21). Như vậy các em đang hoàn toàn không hiểu gì về những thuận lợi trong đăng ký nguyện vọng mà Bộ đang tạo điều kiện cho các em khi cho pháp đăng ký nguyện vọng không giới hạn, các em đang tự đánh mất lợi thế của mình.

 

Một lời khuyên cho các thí sinh đó là hãy lấy mức điểm mục tiêu (điểm thi dự kiến của mình) làm điểm chuẩn, và rải các NV quanh mức điểm này, chênh lệnh khoảng 0,5 đến 1 điểm để tăng khả năng đỗ của mình. Ví dụ: Nếu mức điểm dự kiến của em là 24, hãy rải các nguyện vọng trong cùng từ 21.5 tới 26.5đ, trong đó NV1 là 26.5 điểm. NV2 là 26đ,… Đây là khoảng cách an toàn đủ để các em “cầu may” cũng như đề phòng mọi rủi ro.

 

Thực tế từ những mùa tuyển sinh trước cho thấy, nhiều thí sinh đạt điểm cao thường có tâm lý chủ quan với điểm số của mình nên có xu hướng đăng ký vào những trường top trên và thường nộp rất ít nguyện vọng. Tuy nhiên, rủi ro luôn thường trực nếu năm đó điểm thi ở mức cao chung. Tỷ lệ chọi ở những trường top trên khi đó sẽ "gắt" hơn bao giờ hết và bạn vẫn có nguy cơ trượt nguyện vọng 1 dù sở hữu số điểm đẹp như mơ.

 

Để đảm bảo an toàn, thí sinh nên đăng ký thêm cả những ngành học có thể mình ít yêu thích hơn nhưng sát, thậm chí thấp hơn hẳn so với năng lực của mình để tăng cơ hội trúng tuyển. Những nguyện vọng dự phòng này thường được xếp sau cùng (NV4, NV5…), nhằm đảm bảo trong trường hợp xấu nhất là thí sinh không đỗ những nguyện vọng ưu tiên (NV1, NV2, NV3) thì vẫn có khả năng trúng tuyển vào đại học bằng nguyện vọng "cứu cánh".

 

Nguyên tắc 3: Chỉ tập trung các nguyện vọng vào 2-3 nhóm ngành có liên quan và Có một nguyện vọng thông minh tăng cơ hội trúng tuyển từ hôm nay

Một lưu ý dành cho thí sinh là tránh việc đăng ký nguyện vọng dựa vào đam mê hay dựa vào cảm tính. Các em không nên bó buộc mình vào một ngành cụ thể mà hãy chọn những nhóm ngành có liên quan đến nhau. Các em cần tự đánh giá năng lực của bản thân để chọn ngành học phù hợp với mình, không nên lao theo những ngành hot mà bản thân không hiểu rõ gì về nó. Hãy vạch ra cho mình 2-3 nhóm ngành liên quan khi đăng ký nguyện vọng. Mỗi ngành thường sẽ có những trường top đầu, khi chọn ngành, chọn trường, các em hãy chọn vào những trường danh tiếng, chuyên đào tạo về ngành đó.

 

Để làm được điều này, trước hết, các em cần đánh giá đúng năng lực của bản thân, lựa chọn ngành học phù hợp với mình nhất. Bên cạnh đó, các em cần vạch ra cho mình 2 đến 3 nhóm ngành có liên quan để đăng ký nguyện vọng bởi vì mỗi ngành học thường chỉ có một vài trường dẫn đầu. Vậy nên, khi chọn ngành, các em nên chọn đúng trường chuyên và có tiếng về đào tạo ngành đó.

 

Thay vì băn khoăn trước những lựa chọn, sắp xếp thứ tự nguyện vọng, thời điểm này rất nhiều thí sinh đã biết đến phương thức xét tuyển online bằng điểm học bạ. Đây được coi là một nguyện vọng thông minh trong "cuộc đua" vào đại học bởi thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp và đặt phương thức xét học bạ tại Học viện Thanh thiếu niên VIệt Nam (mã trường HTN) ở nguyện vọng 1 là đã có cơ hội xách balo lên và đi nhập học tại VYA ngay rồi! Áp lực điểm thi THPT không chỉ giảm đi 1 nửa mà quãng đường tới cánh cửa Đại học của bạn cũng đã rút ngắn. Cá em chẳng cần lo lắng quá nhiều về việc sắp xếp nguyện vọng mà vẫn có thể "về đích" an toàn với phương thức xét tuyển online và dùng học bạ THPT.

 

Với phương thức nộp hồ sơ trực tuyến đơn giản và nhanh chóng, thí sinh không cần phải trực tiếp đến trường, ngược lại còn được tư vấn hỗ trợ 24/7 bởi đội ngũ tư vấn tuyển sinh. So với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT, phương thức xét học bạ giúp thí sinh bớt áp lực hơn và gia tăng cơ hội trúng tuyển. 

 

Thời điểm này, 2k4 chắc đã phần nào xác định được mức điểm thi tốt nghiệp THPT của mình và đang băn khoăn liệu điểm số trên sẽ phù hợp với ngành nghề, trường ĐH nào, cần phải đặt nguyện vọng ra sao khi chưa quen với quy định tuyển sinh mới? Với mong muốn hỗ trợ 2k4 giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra phương hướng sắp xếp nguyện vọng xét tuyển hợp lý nhất, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc của thí sinh với các kênh hotline, fanpage và website. 

 

2K4 ƠI! BẠN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC TRƯỜNG CHƯA?


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những lời khuyên đặt nguyện vọng xét tuyển chuẩn xác nhất để 

- Nắm chắc vé vào Đại học
- Định hướng chọn ngành - chọn trường sát xu hướng việc làm trong tương lai
- Trò chuyện cùng giảng viên các chuyên ngành đào tạo với kinh nghiệm nhiều năm 

- Hotline: 0989 77 00 66

>>Khám phá ngay<<

 

 

 

 

about-star