Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia trước đây và thi tốt nghiệp THPT vài năm gần đây cho thấy phổ điểm của nhiều môn dần lệch phải, tức điểm thi ngày càng tăng. Phải chăng chất lượng giáo dục tăng lên hay vì lý do nào khác?
Năm nay, môn lịch sử đã có bước tiến vượt bậc về điểm số khi phổ điểm đã lệch hẳn sang phải mức 5 điểm. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, điểm thi môn lịch sử có vẻ "bình thường" như các môn thi khác. Vì sao như vậy?
Điểm thi tăng dần
Đơn cử môn lịch sử, năm 2016 điểm trung bình là 4,32, năm 2017 nhích lên 4,6, năm 2018 rớt xuống 3,79, năm 2019 tăng lên 4,3, năm 2020 tăng lên 5,19, năm 2021 giảm xuống 4,97 và năm nay nhảy vọt lên 6,34. Hay như môn hóa, điểm trung bình thi tốt nghiệp năm 2016 là 5,48, 2017 giảm còn 5,32, 2018 tiếp tục giảm còn 4,87, 2019 tăng lên 5,35, 2020 tiếp đà tăng lên 6,7, 2021 giảm còn 6,63, và 2022 tăng lên 6,7.
Đánh giá về điểm thi tốt nghiệp năm nay, ông Lê Trường Tùng - chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT - cho rằng thi tốt nghiệp là dành cho số đông nên điểm của thí sinh thường phải đạt từ 5 điểm trở lên - mức kiến thức cơ bản trong chương trình học. Phổ điểm lệch phải mức 5 điểm. Phổ điểm nhiều năm qua thay đổi theo hướng lệch phải nhiều hơn. Năm nay riêng 2 môn sinh và tiếng Anh có phổ điểm lệch trái mức 5 điểm là có vấn đề cần đánh giá.
Tương tự, ông Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cũng cho rằng 6 năm qua điểm thi các môn có xu hướng tăng dần lên. Theo ông Thắng, do điểm là điểm thô (tức điểm các câu không phân bổ cao thấp cho câu khó dễ) nên việc điểm các năm lệch nhau cũng dễ hiểu. Đề thi tốt nghiệp không phân loại điểm cho từng câu khó dễ khác nhau, mức độ khó dễ mỗi năm mỗi khác nên phổ điểm lệch nhau giữa các năm là điều dễ hiểu. Như vậy, việc phổ điểm các môn tăng dần chỉ đơn giản là do đề mỗi năm khác nhau về mức độ khó dễ.
TS Nguyễn Đức Nghĩa - nguyên phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - nhận định nhìn chung điểm thi cao hơn dự đoán. Trong đó, môn lịch sử những năm trước thường "đội sổ" thì năm nay phổ điểm tương đối đẹp, nhiều điểm 10 và điểm trung bình tăng. Điều này cho thấy nội dung đề thi thiếu ổn định giữa các năm.
Học sinh đặt câu hỏi tại ngày hội tư vấn xét tuyển diễn ra vào ngày 24-7 tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Chất lượng giáo dục tăng?
Điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp tăng, phải chăng chất lượng dạy học đã tăng lên? Ông Lê Trường Tùng cho rằng chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thứ, từ chương trình, sách giáo khoa, cách dạy học và đó là cả quá trình chứ không thể ngay một lúc thay đổi được.
"Tôi cho rằng sự tăng điểm đột biến như vậy chủ yếu là do cách thức ra đề cũng như độ khó của đề thi mỗi năm khác nhau. Nhìn vào đề lịch sử năm nay, có nhiều câu không cần phải học, chỉ cần kiến thức xã hội và loại suy là có thể trả lời được. Có thể thấy thay đổi chất lượng giáo dục là cả quá trình nhưng chỉ cần thay đổi cách ra đề, tăng số lượng câu hỏi dễ sẽ ngay lập tức có thay đổi về điểm số. Do đó, phổ điểm chỉ phản ánh chất lượng đề thi chứ chưa phải là thước đo chất lượng giáo dục" - ông Tùng nói.
Tương tự, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT, cho rằng phổ điểm là kết quả của đề thi chứ không phải kết quả của sự gia tăng chất lượng giáo dục tương ứng. Chẳng hạn với môn tiếng Anh, điều kiện giảng dạy và trình độ giáo viên, học sinh rất khác nhau ở các địa phương nên chất lượng không cao. Đề có thể dễ, nhưng đây không phải là môn có thể học nhớ như các môn xã hội khác nên điểm vẫn thấp.

- Trung bình mỗi thí sinh đã đăng ký 4,22 nguyện vọng xét tuyển đại học
- Các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam tiếp tục tăng thứ bậc, xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế.
- Cập nhật sáng 12/8: Gần nửa triệu thí sinh chưa đăng ký NVXT ĐH 2022
- Công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Lệ phí đăng ký xét tuyển năm nay giảm hơn năm 2021
- Hướng dẫn nộp đơn phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT 2022
- Bộ GD&ĐT chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra môn Ngữ văn
- Hướng dẫn tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPH năm 2022
- Tưởng trúng tuyển nhưng coi chừng lại... rớt
- Thí sinh cần làm gì thêm sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT?
- Tuyển sinh 2022: Điểm chuẩn sẽ không thay đổi nhiều
- Nhiều trường ĐH ở Hà Nội công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm
- Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 cả nước
- Thủ khoa khối A01 sử dụng mạng xã hội để học
- 3 nguyên tắc “vàng” đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng chuẩn xác nhất
- Hướng dẫn đăng ý nguyện vọng xét tuyển vào Học viện Thanh thiếu niên trên hệ thống của Bộ GD&ĐT
- Làm gì khi con đạt điểm thấp
- Một số trường đại học “chơi khó” thí sinh
- Xét tuyển đại học 2022: Những lưu ý thí sinh cần biết
- Chấm thi tốt nghiệp THPT 2022: Xuất hiện 2 bài thi điểm 10 môn Ngữ văn
- Những lưu ý vàng cho các thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học
- Cân nhắc không vội 'chốt' nguyện vọng xét tuyển
- Gần 1 triệu thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022
- Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu chấm dứt học theo văn mẫu
- Tra cứu miễn phí điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 qua Zalo
Tin cùng loại
