Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông | Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường chi tiết nhất. Tìm về với nguồn cội của dòng sông Hương – dòng sông thơ mộng, trữ tình qua câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ dựng lên bức tranh sông Hương với vẻ đẹp hoang dại phóng khoáng mà mộng mơ lãng mạn, mà qua đó nhà văn còn khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa con người xứ Huế và dòng sông nơi xứ sở ấy. Bài phân tích tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” chia sẻ dưới đây  sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những nội dung đặc sắc này.

Dàn ý phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

A. Mở bài:

Giới thiệu sơ qua về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí

– Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người nghệ sĩ có sự am hiểu sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và ông là một nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí. Những tác phẩm của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.

– Trích trong bút kí cùng tên, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được hoàn thành tại Huế, tác phẩm nói lên vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Hương và tình yêu thương, niềm tự hào của tác giả đối với thiên nhiên đất nước.

B. Thân bài

a) Hoàn cảnh sáng tác bài bút kí và ý nghĩa nhan đề.

– Bài bút ký được sáng tác tại Huế vào năm 1981.

– Đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong SGK được rút ra từ tập bút kí cùng tên, đây là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, lấy nguồn cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình của xứ Huế để từ đó nhà văn bày tỏ tình yêu quê hương đất nước con người của mình.

– Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”, qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.

b) Phân tích vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông Hương

1. Vẻ đẹp của sông Hương khi nó ở thượng nguồn.

– Ngược dòng sông Hương, trở về với vùng thượng nguồn Trường Sơn, người đọc sẽ thấy ngạc nhiên đến thú vị trước những nét tính cách độc đáo của sông Hương mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

  • Sông Hương – một bản trường ca rầm rộ, …mãnh liệt…cuộn xoáy => Thể hiện sức mạnh hùng vĩ, man dại của dòng sông – một nét mới mẻ đầy thú vị.
  • Sự xuất hiện của hoa đỗ quyên rừng => trong cái lạnh lẽo của khu rừng xuất hiện ngọn lửa ấm nóng khiến con sông trở lên rực rỡ, tỏa sáng.
  • Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương …..cô gái di gan phóng khoáng và man dại……Rừng già đã hun đúc ………một tâm hồn tự do trong sáng” => so sánh dòng sông với với cô gái di gan =>Với phép nhân hóa này con sông trở thành một sinh thể có cá tính.
  •  “Ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng ……… người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở “. Từ cô gái hoang dã, man dại => nâng lên thành người mẹ phù xa.

– Nhận xét: Với những hình ảnh đầy độc đáo, ấn tượng kết hợp với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi ra tính cách đầy “man dại “, “mãnh liệt” của sông Hương khi ở thượng nguồn. 

2. Vẻ đẹp của sông Hương khi nó ở ngoại vi thành phố Huế.

– Hương giang xuôi dòng chảy về vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, lúc này sông Hương lại mang một vẻ đẹp khác, một nét đẹp quyến rũ, mềm mại, đằm thắm hứa hẹn những điều thú vị qua hình ảnh so sánh sông Hương với: “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng”.

– Dòng sông đổi dòng một cách liên tục – như đang trăn trở, băn khoăn : “sông Hương đã chuyển dòng …….. uốn mình theo những đường cong thật mềm …”, “sông Hương đi trong dư vang của Trường Sơn……… dưới chân núi Ngọc Trản…”

– Màu nước đổi màu kỳ ảo: sớm xanh, trưa vàng rồi tới chiều tím – tím Huế.

– Với tình yêu tha thiếu con sông Hương của xứ Huế và một cây bút nhất mực tài hoa, uyên bác, am hiểu văn hóa, văn học tác giả đã viết lên những câu văn như mộng về vẻ đẹp trầm mặc đáng quý của con sông Hương, như nói lên cả tính cách con sông.

  • Vẻ trầm mặc giữa những rừng thông lăng mộ.
  • Tính triết lí sử thi khi chảy trong tiếng chuông chùa Thiên Mụ

3. Sông Hương khi nó chảy vào lòng thành phố.

– Đánh giá cả đoạn văn, như câu chuyển ý: Đoạn văn này như được cảm nhận dưới con mắt nghệ thuật tài hoa của nhà văn, hội họa và âm nhạc. Sông Hương được ví như người tình thơ mộng của xứ Huế.

* Sông Hương trong cảm nhận hội họa của tác giả:

  • Sông Hương vui tươi …đông bắc” => nhà văn cảm nhận dòng sông Hương như một thực thể có linh hồn, có niềm tin, tâm trạng phấn khích khi tìm lại được chính mình.
  • Chiếc cầu trắng… của tình yêu”. => Nghệ thuật so sánh tài hoa đã miêu tả lên vẻ đẹp thanh thoát của sông Hương và cầu Tràng Tiền.
  • Câu văn “Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” => thể hiện niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương thân yêu của xứ Huế với các con sông nổi tiếng trên thế giới.

* Sông Hương trong cảm nhận âm nhạc của tác giả:

 Sông Hương như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, dòng chảy chậm, lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình nên không muốn rời đi nhanh => những câu văn đậm chất âm nhạc thể hiện ở nhịp điệu êm đềm của bài bút kí.

4. Vẻ đẹp của sông Hương khi rời thành phố Huế.

– Đoạn văn “Rời khỏi kinh thành …. trấn Bao Vinh xưa cổ…”

– Đây được coi là đoạn tuyệt bút của nhà văn. Phải là người có tình yêu sâu nặng với Huế, phải là một cây bút tài hoa, uyên bác lắm thì nhà văn mới có những phát hiện thú vị như vậy. Sông Hương giống như một người tình cảm thấy bịn rịn, lưu luyến khi tạm biệt cố nhân.

Nhận xét: Nhà văn đã miêu tả dòng sông từ cả không gian và thời gian. Ở mỗi góc độ khác nhau đều thể hiện những cảm nghĩ sâu sắc mới mẻ về non sông. Từ những cái nhìn ấy, ta cảm nhận được tình cảm yêu mến thiết tha, sâu đậm, niềm tự hào và một thái độ trân trọng gìn giữ đối với vẻ đẹp tự nhiên mang đậm màu sắc văn hóa của nhà văn đối với dòng sông quê hương.

c) Sông Hương khi nhìn ở phương diện văn hóa thi ca.

– Sông Hương đã sinh thành toàn bộ nền âm nhạc cổ điển xứ Huế: “Hình như trong khoảnh khắc …mái chèo khuya”….

– Sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn nghệ sĩ.
 

d) Sông Hương trong cái nhìn ở phương diện lịch sử dân tộc.

– Sông Hương là dòng linh giang của tổ quốc, là chứng nhân lịch sử lâu đời cho bao sự kiện thăng trầm của dân tộc.

 Sông Hương chứng kiến hết lịch sử bi tráng, hào hùng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa và từ đó sông Hư, vang dội.

e) Ai đã đặt tên cho dòng sông?

– Câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” kết thúc bài bút kí.

– Và chính bài bút kí này là trả lời cho câu hỏi ấy.

 Nhà văn bộc lộ cảm xúc và sự ngạc nhiên đầy thú vị của mình trước cái duyên thật đẹp giữa cố đô Huế và sông Hương, điều này cũng để tạo ấn tượng trong người đọc.

C. Kết bài

– Nhận xét, đánh giá nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm: sự liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc giàu chất gợi tả, văn phong tao nhã, thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng dòng sông Hương.

Khái quát nội dung: Qua tác phẩm ta cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế cũng như đất nước. Nhà văn có lối hành văn mê đắm, súc tích đầy hấp dẫn.

about-star
about-star