Một sự thay đổi lớn trong mùa tuyển sinh 2022, đó là thí sinh chỉ có duy nhất một đợt điều chỉnh nguyện vọng thay vì 3 đợt như năm trước. Trước sự thay đổi này, các thí sinh cần hết sức cẩn trọng khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học. Bởi chỉ cần chọn sai trong đợt điều chỉnh, các em sẽ không còn cơ hội sửa lại ở đợt khác.
1. Không còn khái niệm đăng ký nguyện vọng rồi điều chỉnh vào các đợt sau
Nếu như những năm trước, việc đăng ký làm hồ sơ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học được gộp làm 1. Thì năm nay cách thức đăng ký được chia làm 2 trường hợp và chỉ diễn ra trong 1 đợt sau kỳ thi tốt nghiệp THPT (kéo dài 6 tuần):
Trường hợp 1, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học bằng điểm kỳ thi này: Thực hiện đăng ký trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Cổng dịch vụ quốc gia.
Trường hợp 2, thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức riêng: Thí sinh thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ cho trường đăng ký xét tuyển (nếu có yêu cầu), sau đó vẫn vào Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Cổng dịch vụ công Quốc gia để đăng ký nguyện vọng.
2. Các mốc thời gian, thí sinh xem thêm TẠI ĐÂY.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Chuyên viên chính Vụ Giáo dục đại học – Bộ Giáo dục và đào tạo) cho biết: “Sẽ không còn khái niệm đăng ký lần thứ nhất, sau đó đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT rồi điều chỉnh nguyện vọng. Năm nay chỉ có một giai đoạn đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng sau kỳ thi tốt nghiệp. Dự kiến sau thời gian phúc khảo, hệ thống sẽ chốt lại các nguyện vọng xét tuyển cuối cùng của học sinh”.
3. Sáng suốt chọn ngành, chọn trường để không phải hối hận
Theo số liệu khảo sát năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, có các con số thống kê về việc chọn ngành nghề của học sinh như sau:
+ Tỉ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%;
+ Tỉ lệ độ hiểu biết về ngành nghề chọn theo học: 75% thiếu hiểu biết; 20% hiểu biết tương đối và khoảng 5% có hiểu biết về ngành.
Điều này dẫn đến tình trạng khi đã vào học rồi có không ít sinh viên chỉ học một hoặc hai học kỳ đầu rồi bỏ học hoặc lựa chọn thi lại để vào ngành khác. Đây là một sự lãng phí không chỉ về tài chính mà còn cả thời gian của các em.
Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? Có những nguyên nhân điển hình như sau:
+ Học sinh không biết đam mê, sở trường của bản thân, đồng thời không nhận được sự định hướng và tư vấn đúng đắn về nghề nghiệp.
+ Các em còn coi nhẹ việc chọn ngành, chọn nghề: Tâm lý chọn đại, chọn ngành không đúng với năng lực và tích cách của bản thân.
+ Học sinh đánh giá không đúng về ngành học, chọn ngành theo sự áp đặt của gia đình hoặc theo số đông và sự rủ rê của bạn bè…
Việc định hướng chọn ngành chọn nghề là cực kỳ quan trọng. Các em cần nhận được sự tư vấn và định hướng kịp thời để chọn được ngành phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.
Th.S, Luật sư Trịnh Hữu Chung cho rằng: “Khi định hướng nghề nghiệp được tổ chức tốt và thường xuyên thì các em học sinh sẽ nhận thức tầm quan trọng của lựa chọn nghề nghiệp. Từ đó, các em sẽ có lựa chọn đúng ngành nghề ngay từ đầu. Sau khi học xong ra trường, các em được làm việc đúng đam mê, sở thích, có khao khát phát triển sự nghiệp”. Theo ông Chung: “Dù là ngành nghề gì, chỉ có sự lành nghề mới là yếu tố quyết định thành công. Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai”.
Tương tự, TS Huỳnh Anh Bình (Giám Đốc Trung tâm Hướng nghiệp TPHCM) bày tỏ quan điểm: “Phải khẳng định chọn ngành, chọn nghề là việc cực kỳ quan trọng với mỗi người bởi nó gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời. Rất nhiều bạn trẻ hồn nhiên và chưa ý thức được tầm quan trọng của nghề nghiệp. Chọn đúng nghề sẽ giúp các bạn phát huy được khả năng, tố chất con người, tiềm năng của mình. Còn nếu chọn sai nghề, bạn sẽ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc và cả chất xám”.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng mầm non năm 2022 có rất nhiều sự biến động, với việc có đến 20 phương thức tuyển sinh mà nhiều chuyên gia gọi nó là “MA TRẬN’, đồng thời việc đăng ký xét tuyển cũng chỉ còn có 1 đợt. Các em học sinh cần phải sáng suốt chọn ngành, chọn trường để vừa có khả năng đỗ cao, khi vào học rồi không phải hối hận vì chọn sai ngành, sai nghề.
Chính vì vậy, việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn tuyển sinh & Hướng nghiệp sẽ giúp các em được cập nhật các thông tin tuyển sinh, tốt nghiệp THPT đồng thời có những tuyến bài review chi tiết ngành nghề của các trường đại học. Không chỉ vậy, các em sẽ được tư vấn từ những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn hướng nghiệp để có lựa chọn đúng đắn nhất.
Để có định hướng trong việc chọn ngành – chọn trường, thí sinh có thể tham khảo 7 ngành đào tạo theo xu thế tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hoặc inbox tại đây để được tư vấn hướng nghiệp tận tình và kịp thời nhất.
Năm 2022, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam xét tuyển theo 05 phương thức: Xét tuyển thẳng, Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12, Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12), Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm lớp 10 và lớp 11.
Đăng ký xét tuyển để có cơ hội trúng tuyển đại học sớm tại link: https://tuyensinhvya.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh.html
Thông tin liên hệ:
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Số 03 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: http://tuyensinhvya.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh.html
Hotline: 0989 77 00 66

- Những quyền lợi thí sinh thi tốt nghiệp THPT cần nắm rõ để tránh thiệt thòi
- Xét học bạ chắc suất vào Đại học
- Tuyển sinh 2023: Thí sinh sẽ không phải chọn phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT
- Thi tốt nghiệp THPT sớm hai tuần, từ 27/6
- Ngành có điểm chuẩn cao nhất năm nay, dự kiến tiếp tục hot đến năm 2025
- 15 lời "khẩn cầu" của Tổng thống Abraham Lincoln gửi tới thầy giáo của con trai, gần 200 năm vẫn còn nguyên giá trị
- Đăng ký xét tuyển đại học sao cho đúng và trúng?
- Yêu cầu thực hiện nghiêm quy chế tuyển sinh
- Tuyển sinh ĐH 2023: Tránh phức tạp, rắc rối
- Nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh kêu gọi “thế hệ Z” sống có trách nhiệm
- Tăng sức hấp dẫn cho giáo dục đại học
- Không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe và giáo viên
- Tuyển sinh đại học 2023: Bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp, giảm điểm ưu tiên
- 7x, 8x xao xuyến trước giấy báo nhập đại học 30 năm trước
- Một loạt ngành đào tạo có hơn 60% sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành
- 5 đoàn kiểm tra việc phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT tại 10 tỉnh
- Lần đầu tiên trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học
- Tìm về chính mình qua sách “Hạnh phúc không mọc trên cây”
- Sống mạnh mẽ như thép được tôi luyện
- Bộ sách đặc biệt về 5 nhà khoa học nổi tiếng thế giới
- 4 cuốn sách tìm hiểu về hạnh phúc, tận hưởng cuộc sống tốt hơn
- Vượt qua những cảm xúc tiêu cực nhờ 'Bí kíp chống tụt mood'
- Dịp 2/9 đọc 'Bông sen vàng' để hiểu hơn về thời niên thiếu của Bác Hồ
- Sống hạnh phúc nhờ việc đặt ra ranh giới xung quanh
- Cuốn sách truyền cảm hứng cho độc giả xách ba lô lên và đi
Tin cùng loại
