Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường ĐH loại bỏ các phương thức xét tuyển đại học không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây vướng mắc cho thí sinh.
Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. Xem xét khuyến cáo không thực hiện việc xét tuyển sớm
Trong báo cáo này, Bộ GD-ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.
Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, Bộ sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.
Giảm điểm ưu tiên đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao
Cũng theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2023, Bộ áp dụng chính sách giảm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao (từ 22,5 điểm trở lên khi quy đổi theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn) nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển ĐH, CĐ.
Điều này xuất phát từ việc năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát điểm ưu tiên năm 2020, 2021 nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.
Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế.

- Những quyền lợi thí sinh thi tốt nghiệp THPT cần nắm rõ để tránh thiệt thòi
- Xét học bạ chắc suất vào Đại học
- Tuyển sinh 2023: Thí sinh sẽ không phải chọn phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT
- Thi tốt nghiệp THPT sớm hai tuần, từ 27/6
- Ngành có điểm chuẩn cao nhất năm nay, dự kiến tiếp tục hot đến năm 2025
- 15 lời "khẩn cầu" của Tổng thống Abraham Lincoln gửi tới thầy giáo của con trai, gần 200 năm vẫn còn nguyên giá trị
- Đăng ký xét tuyển đại học sao cho đúng và trúng?
- Yêu cầu thực hiện nghiêm quy chế tuyển sinh
- Tuyển sinh ĐH 2023: Tránh phức tạp, rắc rối
- Nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh kêu gọi “thế hệ Z” sống có trách nhiệm
- Tăng sức hấp dẫn cho giáo dục đại học
- Không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe và giáo viên
- 7x, 8x xao xuyến trước giấy báo nhập đại học 30 năm trước
- Một loạt ngành đào tạo có hơn 60% sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành
- 5 đoàn kiểm tra việc phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT tại 10 tỉnh
- Lần đầu tiên trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học
- Tìm về chính mình qua sách “Hạnh phúc không mọc trên cây”
- Sống mạnh mẽ như thép được tôi luyện
- Bộ sách đặc biệt về 5 nhà khoa học nổi tiếng thế giới
- 4 cuốn sách tìm hiểu về hạnh phúc, tận hưởng cuộc sống tốt hơn
- Vượt qua những cảm xúc tiêu cực nhờ 'Bí kíp chống tụt mood'
- Dịp 2/9 đọc 'Bông sen vàng' để hiểu hơn về thời niên thiếu của Bác Hồ
- Sống hạnh phúc nhờ việc đặt ra ranh giới xung quanh
- Cuốn sách truyền cảm hứng cho độc giả xách ba lô lên và đi
- Đã đến lúc chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thật thay vì cố chứng minh mình đúng
Tin cùng loại
